Quan điểm của Rand Fishkin, người được mệnh danh “phù thủy truyền thông” nước Mỹ, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của SEOmoz, một trong những công ty quảng cáo và truyền thông thành công nhất mọi thời đại về “sai lầm kinh điển nhất trong tư tưởng làm Tiếp thị Nội dung”.

Mọi lĩnh vực trong cuộc sống này đều tồn tại những bí mật, những sự thật bị chôn lấp bởi quan niệm sai lầm của số đông và Tiếp thị Nội dung cũng vậy.

Hỡi các marketer, đã bao giờ khi đang hăng hái làm việc, chúng ta thử dừng lại một phút để “kiểm định” xem trong số những “kiến thức” phổ biến nhất về Tiếp thị Nội dung đang lan truyền đầy rẫy quanh ta, có điều nào đáng ngờ hay không?

Có đấy.

Có một sự thật, một điều mà khi được nói ra, nó sẽ “làm đau” vô số người, vô số “chuyên gia” SEO và “chuyên gia” truyền thông xã hội. Nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cả những “đội quân” đang ngày đêm miệt mài làm nội dung, đến những chiến lược truyền thông sử dụng yếu tố nội dung làm trọng yếu và nhiều đơn vị đang thực sự đầu tư vào lĩnh vực này.

Xin được bắt đầu bằng một câu chuyện, đúng hơn là một câu hỏi mà tôi từng nhận được, không chỉ một lần:

“Rand này, làm thế nào để khi đăng một bài blog, anh có thể chắc chắn rằng một khi người ta đọc nó, người ta thực sự sẽ thích, sẽ đến và “mua” gì đó từ anh?”

Mỗi lần nghe câu hỏi đó, não bộ của tôi lại âm thầm than thở: “Oh my God, lại nữa rồi!” Mọi người vẫn cứ cho rằng lý do to nhớn nhất để bạn sản xuất nội dung là để cho “ai đó” đọc, “ai đó”… khoái và “ai đó” sẽ đưa ra quyết định mua hàng.

Đó, đó chính là cách “thần thoại” được lan truyền.

Okay, tóm tắt lại là như thế này.

Bước một, oh yeah, ta-dak… bạn “đẻ” được một mẩu nội dung hay tuyệt cú mèo. Nhìn này, nó có design thật bắt mắt, graphics thật chuyên nghiệp và layout thật đáng yêu. Nội dung thì khỏi nói, hay chết đi được! Wow. Được rồi. Chắc chắn dân tình sẽ xem nó, download nó, share nó, yêu nó!

Bước hai, ơn giời, cuối cùng thì mọi người cũng có chút để mắt đến nó. Bạn sẽ đăng lên twitter, facebook và google+. Bạn sẽ chỉ cả lô đường link về cho nội dung thân yêu kia. LinkedIn thì sao? Được đấy chứ. Bạn sẽ promote cho nó thật “khủng” trên tất cả các kênh thông dụng nhất. 

Và sau đó thì, bước thứ ba, oh, nhìn đám đông kia kìa, những người sẽ tiêu thụ mẩu nội dung đáng yêu của bạn. Cứ “thả” nội dung vào giữa đám đông đi, sao cũng được. Chắc chắn trong số người thưởng thức nó sẽ có vài phần, có thể đến 2% số người, sẽ thực sự yêu nó và hành động (bỏ tiền túi ra) vì nó đấy!   

Okay?

Okay. Nghiêm túc thì chuyện này sẽ không thường xảy ra trong thực tế.

Đây KHÔNG PHẢI là cách để làm tiếp thị nội dung nhưng đáng tiếc, lại CHÍNH LÀ cách mà vô số người đang nghĩ là đúng. Và cứ thế, cứ “vô tư” làm theo.

Phương pháp đúng là, hãy lặp đi lặp lại bước số một ở trên, thật nhiều lần, nhiều lần, nhiều và rất nhiều lần, sau đó thêm một lần nữa, một vài lần nữa, và một vài lần nữa. Cho đến khi bạn bắt đầu tìm thấy một thứ XYZ nào đó, một nội dung gì đó thật là, hết sức, vô cùng hay ho để tạo được tiếng vang đối với khán giả. Bước này tốn rất nhiều công sức thử nghiệm và cả công sức để thất bại.

Như thế đấy.

Bước thứ ba ở trên, hoàn toàn là điều không tưởng. Nó hầu như không bao giờ đúng, không bao giờ là cách có thể khiến một ai-đó tìm kiếm hay tiêu thụ một nội dung gì-đó của một nhãn hiệu nào-đó họ thậm chí còn chưa bao giờ nghe tới, và rồi ngay lập tức hồ hởi nghĩ rằng “Ô, hay quá nhỉ, phải đi mua ngay cái-thứ-gì-đó kia mới được!” Không bao giờ.

Sự thực là, khán giả của bạn, người tiêu dùng nội dung, sẽ đến và đi, đến và đi rất nhiều lần, rất nhiều lần. Một cách từ từ, họ sẽ bắt đầu tiếp nhận và dần dần lưu trữ trong bộ nhớ của mình những thông tin về thương hiệu của bạn. Những gì được lưu trữ sẽ được tích lũy thành một thứ gần giống như tài khoản ngân hàng. Trong đó không có tiền vàng hay mỹ kim mà là những trải nghiệm, liên hệ và cảm xúc đối với thương hiệu, có được bởi những nội dung, qua các kênh xã hội và những gì bạn thể hiện với cộng đồng.

Qua thời gian, khi “tài khoản tâm trí” của một người đối với thương hiệu đầy lên tới một mức nào đó, khi người đó có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ, anh ta mới “chấp nhận” thực hiện hành vi “mua” sản phẩm của thương hiệu.

Số lượng marketer không tiếp cận được với sự thật này không hề nhỏ. Tôi đã thấy rất nhiều nhóm người say sưa làm tiếp thị nội dung nhưng rồi thất bại vì không đầu tư đủ thời gian và công sức cần thiết. Một số lại “buông tay” quá sớm vì làm mãi mà không thấy hiệu quả. Điều đó thật sự rất rất tốn kém không chỉ trên phương diện tiền bạc.

Haaaa, nhưng nói đi cũng phải nói lại. Thực trạng kể trên không hẳn là điều đáng tiếc với những kẻ như tôi hay bạn, người đang đọc bài viết này. Bởi không phải nó có nghĩa là chúng ta thật ra đang có… ít đi số đối thủ đang cạnh tranh trong ngành tiếp thị nội dung này hay sao?

Tuyệt đấy chứ. Nếu tiếp thị nội dung là một công việc giản đơn, nhà nhà người người sẽ đổ xô đi làm content marketer. Và cái ngành này sẽ bão hòa, sẽ trở nên cực kỳ khó khăn cho những người làm nghề như chúng ta. Khó khăn hơn cả bây giờ dù hiện tại đã chẳng phải dễ thở gì cho lắm.

Tôi còn thấy cả những kẻ chỉ đơn giản “ném” những mẩu nội dung lên các kênh xã hội. Họ chỉ biết nhấn nút “Submit” và “Post it” (Đăng lên) mà quên hẳn đi cái thứ gọi là SEO hay PR. Và tôi hy vọng trong số các bạn đang ngồi trước màn hình ở đây không có ai ngốc nghếch như vậy.

Xin chớ quên: một nội dung hay chưa phải là tất cả. Tôi xin nhấn mạnh hai từ “một” và “nội dung”. “Nội dung” cần có những phương pháp lan truyền bài bản và đầu tư, còn “một” thì không bao giờ đủ để kích thích hành vi mua hàng.

Những quan niệm sai lầm luôn nguy hiểm. Chúc các bạn của tôi, không có ai còn gặp nguy hiểm vì sai lầm kinh điển như trên!

(Theo wordstream.com)

Newer Post
This is the last post.

Post a Comment

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.